Phân bón hữu cơ vi sinh khóang NPK thích hợp với vụ lúa hè thu nắng nóng

Đặc thù của vùng đất Sóc Trăng không bị lũ nên một năm làm được tới 3 vụ lúa. Tuy nhiên, tình trạng làm lúa liên tục dẫn đến đất bị bạc màu, năng suất giảm.

Tập quán của nông dân Sóc Trăng nói chung và nông dân ĐBSCL là sản xuất lúa liên tục 3 vụ trong năm ở những vùng có điều kiện. Không những chỉ sản xuất 3 vụ lúa liên tục, mà tập quán lạm dụng bón phân hóa học của nông dân cũng khó thay đổi. Điều này càng làm cho đất dễ thoái hóa, bạc màu chứ chưa nói tới sản xuất theo hướng nông sản sạch (GAP) hiện nay. Mặc dù, ngành nông nghiệp vẫn thường xuyên khuyến cáo nông dân nên luân canh 1 vụ lúa + 1 vụ màu, hoặc 2 vụ lúa + 1 vụ màu. Đây là một trong những điều kiện cần thiết để cắt giảm dịch bệnh lưu truyền từ vụ này sang vụ khác, nhất là rầy nâu. Thực tế còn chứng minh, ở những vùng sản xuất luân canh 2 vụ lúa + 1 vụ màu năng suất lúa không giảm mà còn tăng.

Trước tập quán khó thay đổi của nông dân, ngành nông nghiệp vẫn kiên trì khuyến cáo sử dụng các loại phân bón hữu cơ. Trên thị trường hiện nay cũng rất nhiều loại phân bón hữu cơ, vi sinh để nông chọn lựa. Tuy nhiên, chỉ sau một vài vụ sản xuất thói quen dùng phân hóa học lại kéo nông dân quay trở lại. Vì theo đại đa số nông dân, bón phân hóa học cây trồng mau bốc và dễ sử dụng hơn. Trước thực tế đó, Cty TNHH TM Nông Phát đã đưa ra thị trường một loại phân bón hưu cơ – vi sinh - khoáng NPK cao , đáp ứng được mọi nhu cầu đòi hỏi của nông dân . Đó là phân bón Realstrong mà nông dân quen gọi “Voi đỏ Mã lai”. Loại phân bón này có chứa : chất hữu cơ , trung lượng , vi lượng và hàm lượng NPK cao + các chủng vi sinh hữu ích . Có thể bón riêng hoặc bón chung với tất cả các loại phân bón khác mà không chảy nước (xin xem NNVN số ra ngày 2/4/2010).

Qua nhiều vụ sản xuất đối chứng, hiện nay nông dân ở Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long , An Giang đã sử dụng thử phân “Voi đỏ Mã lai” bón cho lúa . Kết quả sản xuất từ thực tế đó đã làm thay đổi tập quán bón phân hóa học lâu nay của nông dân . Vơ(i hai ưu điểm nổi trội là: năng suất lúa trúng hơn và chi phí rẻ hơn. Anh Lâm Sen ở ấp An Trạch, xã An Hiệp, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) cho biết: Anh làm 2ha lúa ban đầu rất ngỡ ngàng khi được giới thiệu phân bón “Voi đỏ Mã lai”, vì hạt phân to như viên thức ăn cho cá. Thế nhưng khi bón cho lúa mới thấy được năng suất đạt cao hơn. Nếu như trước đây bón phân hóa học chỉ đạt tối đa là 600kg/công, sử dụng “Voi đỏ Mã Lai” tăng lên từ 900 kg đến 1 tấn/công.

Anh Hứa Vạn ở ấp An Trạch, xã An Hiệp, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) canh tác 1,5 ha lúa cũng cho biết: Trước đây thường sử dụng phân hóa học, từ khi thấy anh Lâm Sen bón cho lúa đạt năng suất cao nên đã chuyển sang dùng loại phân này. Kết quả, giảm được từ 2-3% chi phí so với dùng phân hóa học. Còn ông Sáu Sự ở ấp Đại An, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) cho biết thêm: Đã sử dụng phân “Voi đỏ Mã Lai” gần 3 năm nay, năm nào năng suất lúa cũng đứng đầu trong ấp, mà còn giảm được chi phí, hạt lúa to dễ bán. Đạt được kết quả này, ông áp dụng đúng theo qui trình bón phân của nhà sản xuất đưa ra là: Trước khi sạ lúa dùng “Voi đỏ Mã Lai” loại 5-5-5 bón lót 12,5 kg/công; Lúa được 10-12 ngày bón 10kg/công loại “Voi đỏ Mã Lai” 25-5-5; Đợt kế tiếp 20 ngày bón 10kg/công loại “Voi đỏ Mã Lai” 10-15-5 và Đợt đón đòng bón 10kg/công loại “Voi đỏ Mã Lai” 10-5-20 . Ông Sáu Sự tính toán: Sử dụng loại phân “Voi đỏ Mã Lai” giảm được 20 kg phân/công so với dùng phân hóa học và giảm được 1 lần phun xịt sâu bệnh. Đặc biệt, loại phân này hạt to, nhưng khi bón xuống ruộng hạt phân tan đều , giúp cây dễ hấp thụ dinh dưỡng và cây lúa tốt bền .

Ông Nguyễn Hữu Trí, Chủ đại lý VTNN ở ấp Đại An, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách – Sóc Trăng cho biết: Đại lý của ông bán phân “Voi đỏ Mã Lai” từ năm 2007. Lúc đầu bán rất chậm vì tập quán của nông dân chỉ quen sử dụng phân hóa học. Kể từ khi có hộ ông Sáu Sự ở cùng xã bón cho lúa đặt năng suất dẫn đầu cả ấp nên nông dân đều tìm mua về sử dụng. Ông Trí ước đoán có gần 40 % nông dân ở đây đang sử dụng “Voi đỏ Mã Lai” bón cho lúa.

           Vụ hè thường nắng nóng , nông dân trồng lúa dễ bị ngộ độc phèn và ngộ độc hữu cơ . Ngòai ra , vụ Hè Thu thường thiếu nước , bón phân hóa học tan rất nhanh . Do đó phân sẽ bị mất nhiều do bốc hơi , số khác mất do rửa trôi ra kinh mương hoặc rút xuống sâu . Vì vậy việc bón phân hữu cơ vi sinh khóang để cung cấp dần cho cây trồng , ít mất do điều kiện thời tiết , hạn chế được sâu bệnh là lý tưởng nhất  .Với kết quả ban đầu đạt được , qua 2 vụ sản xuất vừa rồi nông dân đã tìm mua sử dụng phân hữu cơ, vi sinh , khoáng “ Voi đỏ Mã Lai“ . Loại phân này có tới 8 chủng vi sinh vật. Trong đó, có 2 chủng phân giải chất rơm rạ, chất hữu cơ, xác bã thực vật, tạo thành đạm - lân - kali dễ tiêu cho cây.

Đây là loại phân hữu cơ vi sinh khóang NPK  mới rất phù hợp với thổ nhưỡng ở ĐBSCL ,  có tác dụng cải tạo đất đai và tăng năng xuất cây trồng .

LÊ HOÀNG VŨ

PV Báo NN Việt Nam